Skip to main content

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

A. GIỚI THIỆU VỀ XÃ MINH HÒA

          I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ

  1. Vị trí địa lý

Xã Minh Hòa là một xã trung du miền núi, nằm về phía Nam của huyện Hữu Lũng, cách trung tâm huyện lỵ 7km, có vị trí địa lý tiếp giáp với các đơn vị  sau:

         - Phía Bắc giáp xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng.

- Phía Đông Bắc giáp xã Hồ Sơn, huyện Hữu Lũng.

- Phía Đông giáp xã Hoà Thắng, huyện Hữu Lũng.

- Phía Tây Nam giáp xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

- Phía Tây giáp xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng.

Xã Minh Hòa có tổng diện tích tự nhiên là: 1475.40 ha, chia thành 6 thôn, dân số tính đến tháng 11 năm 2020 là: 2.845 người.

          2. Dân cư: 

- Đến ăm 2021 xã Minh Hòa có 2.854 nhân khẩu/648 hộ/6 thôn. Có 05 dân tộc chủ yếu là Nùng, Tày, Kinh, Cao Lan, Mường Trong đó dân tộc Nùng chiếm 74,1%; Tày chiếm 13,9%; còn lại các dân tộc khác

          Xã  Minh Hòa có 06  đơn vị thôn gồm: Thôn Chùa, thôn Chim, thôn Keo, thôn Hẩu, thôn Xa, thôn Mới.

          II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

  1. Địa hình

- Xã Minh Hòa là một xã Miền núi có địa hình khá phức tạp, trong đó phần lớn là đồi núi thấp; Hướng núi chạy chủ yếu từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam xen kẽ với các dòng suối và khe nước nhỏ.

- Các tuyến đường giao thông chính trong xã có độ cao trung bình từ 1,2-1,5m.

- Các cánh đồng sản xuất có độ cao trung bình từ 1m-2,5m.

- Độ chia cắt địa hình tường đối dầy đặc, mật độ ao hồ, sông suối đạt 2,11% tổng diện tích tự nhiên

2. Tài nguyên đất, nguồn nước

- Đất: Xã Minh Hòa có tổng diện tích tự nhiên là 1.424,43ha, đất đai có một số loại đất chính sau:

+ Đất feralít mầu đỏ vàng, loại đất này phù hợp với các loại cây trồng lâm nghiệp, như Keo, Bạch đàn ... vv

 + Đất Thung lũng do sản phẩm dốc tụ, nhân dân khai thác để trồng cây lúa nước và các cây hoa mầu ngắn ngày khác.

* Ngoài hai loại đất chính ra trong xã còn có các loại đất khác như: Đất mầu nâu vàng trên mẫu chất phù sa cổ, đất Feralít biến đổi do trồng lúa nước, đất phù sa của các con suối.

- Nước: + Nguồn nước mặt: Minh Hòa có 57,54 ha đất sông suối kênh ngòi, các con suối nhỏ, ao, hồ, đập, đây là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

+ Nguồn nước ngầm: Độ sâu từ 20-40m là nguồn nước ngầm rất quý hiếm đã được nhân dân khai thác bằng phương pháp khoan và đào giếng để phục vụ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân trong toàn xã.

3. Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu xã Minh Hòa thể hiện rõ nét khí hậu nhiệt đới gió mùa, về mùa đông lạnh, khô hanh và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc.

- Lượng mưa: Lượng mưa ít và khô hạn, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.200-1.400mm. Chế độ mưa phân hóa thành 2 mùa: Mùa mưa trùng với mùa hè chiếm 80-90% lượng mưa; Mùa khô trùng với mùa Đông.

- Nhiệt độ: Trung bình năm từ 20-230C, thấp hơn các nơi khác ở miền Bắc từ 1-30C; Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối có thể lên đến 400C và nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thể xuống đến -2,80C.

- Độ ẩm: Tương đối thấp (82-83%) lượng bốc hơi cao … hoạt động của gió chịu ảnh hưởng mạnh của địa hình.

- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 1.400-1.600 giờ nắng; Vụ hè có số giờ nắng cao từ 1.000-1.200 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm.

- Gió: Hướng gió và tốc độ gió của xã Minh Hòa vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng của địa hình; Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam; Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình từ 0,8-2m/s song phân hóa không đồng đều giữa các vùng.

- Hệ thống thuỷ văn của xã Minh Hòa 57,54 ha, chủ yếu là các con suối nhỏ nằm ở đầu nguồn nước, các ao, hồ, đập mặt nước nhỏ nằm rải rác khắp địa bàn xã là nguồn dự trữ nước chính phục vụ cho sinh hoạt và phục vụ tưới tiêu trong sản xuất.

4.  Tài nguyên rừng

Diện tích rừng xã Minh Hòa 596,70 ha, những năm trước đây bị khai thác, chặt phá bừa bãi, dẫn đến rừng bị nghèo kiệt. Nhìn chung rừng của xã Minh Hòa đang được phát triển tốt, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái ngày một tốt hơn, hạn chế được quá trình xói mòn rửa trôi đất trong khi mưa lũ. Đây là nguồn tài nguyên quý hiếm, có tiềm năng lớn đối với sự phát triển kinh tế của địa phương.

5. Tài nguyên nhân văn

Xã Minh Hòa tính đến tháng 11 năm 2020 có 2.845 nhân khẩu, trong đó số khẩu nông nghiệp chiếm trên 90%, còn lại là số khẩu phi nông nghiêp chiếm 10%, Dân số được phân thành 6 cụm dân cư gồm nhiều dân tộc anh em đang sinh sống như: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Sán chỉ. Trên địa bàn xã không có làng nghề truyền thống. Trình độ dân trí ở mức trung bình.

Nhận xét chung

Thuận Lợi: Xã Minh Hòa có địa hình, khí hậu và đất đai phù hợp với việc thành lập các trang trại vườn đồi, nông lâm kết hợp, thế mạnh của Minh Hòa  được xác định là nông - lâm, tiểu thủ công nghiệp để xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã trong giai đoạn 2020-2025.

Khó khăn: Là một xã trung du miền núi thuộc diện tương đối khó khăn, địa hình bị chia cắt nhiều, mật độ dân cư thưa, trình độ dân trí ở mức trung bình, sản xuất nông nghiệp là chính, các ngành nghề chưa phát triển, nguồn vốn ít, dịch vụ thương mại đã bước đầu xuất hiện song còn đơn lẻ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm, hàng năm úng ngập còn xảy ra ở một số vùng trũng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

          III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

          Đầu thế kỷ XX, ngày 11/4/1900, Hữu Lũng nằm trong tỉnh Bắc Giang. Đến năm 1908 đổi thành châu Hữu Lũng gồm 02 tổng, 16 xã. Xã Minh Sơn khi đó có tên là xã Chiêu Tuấn thuộc tổng Vân Nham, châu Hữu Lũng, tỉnh Bắc Giang.

          Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân, Chính phủ cách mạng lâm thời tiến hành xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy quản lý hành chính Nhà nước mới. Ngày 08/9/1945, Chính phủ ra Sắc lệnh mở cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc dân đại hội (Quốc hội) trong cả nước.

          Ngày 21/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 63 quy định về bầu cử, tổ chức, cách làm việc của HĐND và UBND. Tổ chức chính quyền mới gồm 04 cấp: Trung ương, Tỉnh, Huyện, Xã; xóa bỏ cấp tổng (lúc này xã Chiêu Tuấn thuộc huyện Hữu Lũng, tỉnh Bắc Giang).

          Tháng 11/1948, huyện Hữu Lũng sáp nhập xã Chiêu Tuấn với xã Cù Sơn thành xã Tuấn Sơn.

          Ngày 30/11/1953 xã Tuấn Sơn được tách ra thành 04 xã gồm: xã Hòa Thắng, xã Minh Hòa, xã Sơn Hà và xã Minh Sơn.

          09 năm trường kỳ gian khổ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc với chiến thắng Điện Biên Phủ. Ngày 07/5/1954 Hiệp định Giơnevơ được ký kết, hòa bình lập lại trên miền Bắc. Nhân dân xã Minh Hòa cùng toàn Đảng, toàn dân miền Bắc bắt tay vào xây dựng chính quyền nhân dân, khắc phục những khó khăn do chiến tranh và chế độ cũ để lại, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

            Nối tiếp truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng, nhân dân Minh Hòa dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện đã kề vai sát cánh cùng nhân dân cả nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kịp thời chi viện sức người, sức của thực hiện tốt khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, hoàn thành nghĩa vụ hậu phương; cùng cả nước làm nên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiến bước trên con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

          Sau đợt giảm tô, cải cách ruộng đất, ngày 29/7/1956, do yêu cầu của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, Hữu Lũng trở thành một đơn vị hành chính của tỉnh Lạng Sơn bao gồm 24 xã và 01 thị trấn. Xã Minh Hòa chính thức thuộc huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

          Hai cuộc kháng chiến đã qua, cũng như cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ Quốc tháng 02 năm 1979 đã có biết bao người con ưu tú của quê hương Minh Hòa đã ngã xuống cho độc lập - tự do của dân tộc, nhiều gia đình và cá nhân đã được vinh danh có công với cách mạng.

          Có được cuộc sống thanh bình, tự do, độc lập, người dân Minh Hòa vẫn không quên những năm tháng bị đày đọa dưới ách đô hộ của thực dân phong kiến. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân các dân tộc Minh Sơn với ý thức trách nhiệm lớn lao của người công dân đang tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

B. TIỀM NĂNG CỦA XÃ MINH HÒA

Minh Hòa có hệ thống các tuyến tỉnh lộ, đường liên xã, liên thôn được phát triển tạo điều kiện cho kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển; giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa.  Đặc biệt xã cách đường Quốc lộ 1A 7km, có đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn chạy qua xã đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế xã hội của xã.

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở Minh Hòa được phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là hệ thống giao thông đã và đang tạo ra những thuận lợi cơ bản cho việc thu hút các nhà đầu tư ngoài địa phương cũng như phát triển các ngành kinh tế của xã.

Xã Minh Hòa có hệ thống chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ địa phương đoàn kết, nhiệt tình, có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế và quản lý xã hội. Đây là yếu tố thuận lợi rất cơ bản trong việc tổ chức và huy động nhân dân tham gia phát triển kinh tế xã hội.

Với những lợi thế trên, Minh Hòa có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các xã trong và ngoài huyện. Trong tương lai gần, việc tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ và tăng khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức trong, ngoài huyện đối với xã Minh Hòa là hết sức thuận lợi, tạo đà thúc đẩy phát triển một nền kinh tế đa dạng.

1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế xã Minh Hòa còn rất nhiều khó khăn. Tuy đã tương đối đi vào thế ổn định, có tăng trưởng kinh tế, từng bước hoà nhập và phát triển theo cơ chế thị trường.

2. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế, dịch bệnh và những hạn chế của địa phương. Tuy nhiên nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông - lâm nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Mặc dù đất nông nghiệp giảm đi rất nhiều do giành đất cho khu công nghiệp và các dự án đầu tư trên địa bàn nhưng tổng sản lượng lương thực vẫn tăng.

3. Phát triển các ngành kinh tế

Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong thời gian qua một phần không nhỏ diện tích đất nông nghiệp của xã chịu sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, nhưng nhìn chung khu vực kinh tế nông nghiệp của xã vẫn tăng.

- Trồng trọt: Diện tích đất nông nghiệp thu hẹp dần, năm 2020 tổng diện đất nông nghiệp là 1.315,18 ha, năm 2019 là 1.361,47, giảm 46.29 ha. Trên địa bàn các thôn đang chuyển đổi mạnh sang mô hình sản xuất VAC, Về sinh vật cảnh có sự quan tâm đúng mức nên phát triển nhanh về số lượng và chất lượng.

- Chăn nuôi: Mặc dù dịch cúm gia cầm đã xảy ra trên địa bàn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực chăn nuôi nhưng công tác thú y luôn được quan tâm, được tăng cường, làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức tiêm phòng chống dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng...

- Khu vực kinh tế công nghiệp: Trên địa bàn xã dọc trục đường liên xã, đã xuất hiện một số hộ sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp như: Sửa chữa cơ khí, chế biến sản phẩm nông nghiệp, sản xuất đồ dùng dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng...

- Khu vực kinh tế dịch vụ: Các loại hình dịch vụ đã xuất hiện tạo ra mạng lưới rộng khắp như dịch vụ ăn uống, hàng tạp hóa, cơ khí, chế biến nông sản, xưởng sản xuất gỗ bóc, xưởng sản xuất gạch cay bê tông,... Trên địa bàn xã có 01 xưởng sản xuất gỗ bóc, 01 xưởng cay bê tông. Những dịch vị đa ngành nghề này tạo việc làm cho lao động trên địa bàn xã với mức thu nhập 3 – 3,5 triệu đồng/ tháng.

4. Lao động việc làm

- Lao động và việc làm: Số lao động tính đến tháng 11 năm 2020 toàn xã  trong độ tuổi lao động chiếm trên 60.0% số nhân khẩu của toàn xã, trong đó số lao động chính chiếm 45.8% so với số khẩu toàn xã, chủ yếu là lao động ngành nông nghiệp, chiếm 93% tổng số lao động toàn xã.

- Thu nhập bình quân đầu người, sản lượng quy thóc đạt thấp thu nhập bình quân đầu người, sản phẩm quy ra tiền thấp so với thu nhập bình quân chung của vùng.

C. XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

            Minh Hòa là xã vùng I, là một đơn vị hành chính của huyện Hữu Lũng, tổng diện tích đất tự nhiên là 14,82 km2; trong đó: diện tích đất thổ cư 162,15 ha, diện tích đất nông nghiệp 153,64 ha, diện tích đất vườn 378,47 ha, đất trồng cây hàng năm 330,54 ha, đất lâm nghiệp + đất khác 600,01 ha.

Toàn xã có 6 thôn với 2.854 nhân khẩu/648 hộ. Gồm 5 dân tộc sinh sống: Nùng, Kinh, Tày, Cao Lan, Mường, dân tộc Nùng chiếm khoảng 80% Nhân dân cần cù lao động, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Với những đặc điểm trên trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là việc triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới xã Minh Hòa đã hoàn thành 13/19  tiêu chí.

 Được sự quan tâm trong lãnh đạo chỉ đạo và sự giúp đỡ của cấp uỷ Đảng, Chính quyền và các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện và sự đoàn kết của đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn và sự hưởng ứng của nhân dân tham gia đóng góp tiền của, ngày công và hiến đất để xây dựng nông thôn mới.

Đảng uỷ xã thống nhất ra nghị quyết lãnh đạo tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới, cùng với việc ra nghị quyết lãnh đạo, Đảng uỷ quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã. Tiến hành phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách từng thôn, từng tiêu chí. Sau khi Ban chỉ đạo, Ban quản lý và Tổ khảo sát thực trạng nông thôn mới được thành lập và tiến hành điều tra, tập hợp số liệu tình hình kinh tế - xã hội, hiện trạng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của xã để làm cơ sở lập quy hoạch.

- Công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới: tuyên truyền cho cán bộ đảng viên và nhân dân hiểu và thấy rõ được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước; vận động nhân dân hiến đất, góp công, góp tiền để xây dựng các công trình. Sử dụng nhiều kênh tuyên truyền để quán triệt chủ trương, tạo sự thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện. Nhờ có sự dân chủ bàn bạc tham gia góp ý của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân nên khi công bố quy hoạch cũng như việc tổ chức thực hiện được cán bộ nhân dân đồng tình ủng hộ.

Trong 6 năm triển khai thực hiện đã tổ chức được 25 hội nghị phổ biến, quán triệt các văn bản của Trung ương, của tỉnh, của huyện tới các cán bộ, đảng viên và nhân dân về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, công tác bảo vệ môi trường. Qua công tác tuyên truyền đã vận động được 66 hộ dân hiến được 6.420m2 đất các loại, để làm các công trình đường giao thông nông thôn, trường học, các công trình thủy lợi.

- Mô hình phát triển sản xuất : Trên địa bàn xã có trên 60 mô hình phát triển kinh tế (trong đó có 32 mô hình từ 100 triệu đồng/ năm đến 150 triệu đồng/năm) cụ thể mô hình trồng đào (thôn Keo) trồng dứa (Chùa, Mới) nhãn(Chùa, Hẩu), thanh long (Keo, Chim),………..

About